Phương pháp xử lý nước thải cao su
Trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới ngày một tăng lên.
Đây là một trong những thuận lợi đầu tiên giúp ngành cao su VN ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành gia tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, ngành cao su là một trong những ngành được Chính phủ hết sức ưu tiên phát triển, tạo điều kiện mở rộng diện tích trồng cây cao su trong và cả ngoài nước.
Vì vậy, trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong ngành đang ra sức gia tăng diện tích cao su của mình.
Đây chính là tiềm năng của các doanh nghiệp trong ngành trong tương lai.Bên cạnh đó thì việc xử lý nước thải cao su cũng đang là vấn đề hết sức được quan tâm
Trong ngành công nghiệp cao su đang tồn tại 3 dạng sản phẩm chính là mủ dạng khối, cao su xông khói RSS và mủ latex
Dây chuyền sơ chế mủ Latex: 6.000 tấn/năm.
· LATEX LÀ GÌ?.
Latex hay latex cao su là một chất lỏng phức hợp, có thành phần và tính chất khác biệt nhau tùy theo loại.
Theo nguyên tắc, ta có thể nói đó là một trạng thái nhũ tương (thể sữa trắng đục) của các hạt tử cao su (pha phân tán) trong môi trường phân tán lỏng. Ở Việt Nam, latex còn được gọi là mủ cao su nước.
Latex cao su được chia làm 2 loại: Latex cao su thiên nhiên (NR) và Latex cao su tổng hợp (Synthetic rubber)
· DÂY CHUYỀN SƠ CHẾ MỦ LATEX.
Mủ nước có khoảng 30% hàm lượng cao su khô (DRC) và 65% nước, thành phần còn lại là các chất phi cao su
Bảng 1. Thông số kỹ thuật các thành phần trong nước thải.
Các quy chuẩn được áp dung trong xử lý nước thải cao su.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mủ latex
Thuyết minh sơ đồ công nghệ.
Nước thải được thu gom tai hố thu gom sau đó đi qua song chắn rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn trong nước thải.
Sau đó, nước thải được đưa đến bể chứa.
Từ bể chứa, nước thải được chuyển qua bể gạn mủ để thu gom lượng mủ còn tồn tại trong nước thải.
Trước tiên, nước thải được bơm vào cụm bể gạn mủ sơ bộ hoá chất điều chỉnh pH là axic được châm vào bể để tăng cường hiệu quả của quá trình gạn mủ. Ở cuối quá trình tách mủ, vôi được châm vào nước thải nhằm tăng pH để thực hiện quá trình đuổi Amoni.
Sau đó, nước thải sẽ được bơm lên tháp đuổi Amoni cưỡng bức.
Kế tiếp, nước thải được chuyển qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và pH bằng hệ thống thổi khí. Sau đó, nước thải được bơm qua cụm bể phản ứng.
Tại bể phản ứng hoá chất polymer và phèn được châm vào để tăng hiệu quả tuyển nổi trước khi vào hệ thống tuyển nổi siêu nông.
Nước thải sau khi được châm hoá chất sẽ được đưa vào cụm thiết bị tuyển nổi siêu nông. Nước thải và khí nén được cấp vào trong bồn tạo áp làm cho áp lực trong bồn tăng lên.
Sau đó nước và khí sẽ được đưa vào thiết bị tuyển nổi. Dưới áp suất môi trường, bọt khí tạo ra sẽ kéo toàn bộ lượng cặn và mủ còn lại trong nước thải lên.
Nước trong sẽ được thu ra ngoài đưa qua bể UASB. Ván mủ sau tuyển nổi sẽ được đưa về bể chứa bùn hóa lý.
Kế tiếp, nước thải được chuyển qua bể UASB và USBF để khử nito và photo.
Nước sau khi được xử lý Nito và Phospho sẽ được đưa vào bể khử trùng.
Tại bể khử trùng lắp đặt hệ thống bơm và đường ống nội hoàn về bể UASB và bể trộn vôi khi cần thiết để pha loãng nước thải khi có sự cố do tải lượng ô nhiễm tăng đột biến.
Tại bể này dung dịch Javel được châm vào để tiêu diệt các vi sinh gây hại trước khi thải ra Suối Giai đạt QCVN 01: 2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT cột A.
Nước sau đó sẽ chảy qua hồ hoàn thiện, đây là công đoạn cuối cùng trong quy trình xử lý.
Ở đây, hồ sẽ khử được 40% Nito, giúp làm giảm tối thiểu lượng Nito trong nước trước khi sả ra nguồn tiếp nhận
Bảng 18. Nồng độ các chất sau khi qua quá trình xử lý để xả ra nguồn.
Thông số Nồng độ
SS 5.8
BOD 1.21
COD 1.9
Tổng Nito 4.4
PHOTPHO 2.25